[Tất tần tật] Viêm nang lông? Nguyên nhân, cách điều trị nhanh hiệu quả theo lời khuyên của chuyên gia da liễu!

Viêm nang lông

Viêm nang lông – liệu có nguy hiểm? Đâu là giải pháp cho vấn đề của bạn? Cùng Niceshop tìm hiểu ngay thôi nào!

Viêm nang lông đã trở thành trở ngại của nhiều người, nhất là với các chị em phụ nữ. Trong bài viết này, hãy cùng Niceshop tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị viêm nang lông nhé.

Viêm nang lông
Viêm nang lông

1. Nguyên nhân gây viêm nang lông

Cấu trúc của da được chia làm 3 phần: thượng bì, trung bì và hạ bì. Hạ bì là lớp dưới cùng của da, chứa nhiều mô mỡ, mạch máu. Ngoài ra, lớp hạ bì còn chứa chân lông và gốc của tuyến mồ hôi.

Trên hạ bì là lớp trung bì. Nơi đây dày đặc các mạch máu, các dây thần kinh. Lớp trung bì còn chứa nang lông, đường dẫn của tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cùng lớp cơ dựng của lông.

Cấu trúc của da
Cấu trúc của da

Viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) là tình trạng các nang lông trên da bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu thường bắt nguồn từ vi khuẩn, virus hoặc nấm. Vi khuẩn gây viêm chân lông thường gặp là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).

Viêm lỗ chân lông
Viêm lỗ chân lông

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở những người trẻ. Những đối tượng sau có nguy cơ cao bị viêm chân lông:

  • Người bị mụn trứng cá.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
  • Sử dụng dao cạo râu không đảm bảo.
  • Người thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng không đảm bảo.
  • Người thường xuyên wax lông. 

2. Phân loại, vị trí và biểu hiện viêm chân lông

2.1  Biểu hiện viêm nang lông

Viêm chân lông bắt đầu xuất hiện chỉ là một vài nốt đỏ trên da. Những nốt đỏ này có thể chứa nhân mụn hay mủ ở trong. Sau đó, diện tích viêm chân lông có thể lan rộng. Viêm chân lông ở mặt dễ gây nhầm lẫn với mụn.

Biểu hiện của viêm nang lông
Biểu hiện của viêm nang lông

Bệnh nhân bị viêm chân lông cảm thấy ngứa, sưng, nóng, đau, tùy vào mức độ bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra những biến chứng như: nhiễm trùng, loét nghiêm trọng.

Viêm chân lông tuy không nguy hiểm tới tính mạng song làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh khó chịu. Thậm trí có thể để lại sẹo và rụng lông.

2.2  Vị trí viêm nang lông

Viêm lỗ chân lông không xuất hiện ở bàn tay, bàn chân mà gặp ở mặt, tay, chân, lưng, ngực, cổ…

2.3  Phân loại viêm nang lông

Tùy vào mức độ sẽ chia viêm nang lông thành 2 loại:

  • Viêm nang lông nông (mức độ nhẹ): có thể do lông bị mọc ngược, tắm bể nước nóng hay do nấm, vi khuẩn.
  • Viêm nang lông sâu (mức độ nặng): có thể do nhọt, Eosinophilic, vi khuẩn Gram âm.

3. Phòng tránh viêm lỗ chân lông

Viêm lỗ chân lông sau khi điều trị khỏi rất dễ tái phát lại nếu không cẩn thận. Vì vậy, người bệnh cần chú ý một số điểm sau đây để tránh viêm lỗ chân lông quay trở lại:

  • Hạn chế mặc những quần áo quá chật, bó sát vào người. Điều này giúp giảm đi sự ma sát với da, tránh cho da bị tổn thương. Đồng thời hạn chế cho vi khuẩn từ mồ hôi và không khí xâm nhập sâu trong da gây bệnh.
  • Vệ sinh dao cạo râu thường xuyên. Khi cạo râu cần cẩn thận, nên sử dụng các bọt cạo râu để tránh tổn thương da.
  • Tránh những sản phẩm dưỡng body, dưỡng mặt gây bít tắc lỗ chân lông. Bởi vì, lỗ chân lông khi bị bít tắc thì da sẽ tiết nhiều dầu cùng bã nhờn hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Hạn chế wax lông, khi wax cần nhẹ nhàng, tránh để tổn thương da. Đồng thời, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hay dung dịch nước rửa tay sát khuẩn.
  • Sau khi wax, sử dụng kem dưỡng để cấp ẩm cho da, làm dịu da. Đừng quên thoa kem chống nắng đầy đủ trước khi ra khỏi nhà.
Phòng tránh viêm lỗ chân lông
Phòng tránh viêm lỗ chân lông

4. Điều trị viêm lỗ chân lông

Có nhiều phương pháp điều trị viêm nang lông. Mỗi cách sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Việc sử dụng cách nào phụ thuộc vào tình trạng da mỗi người cũng như nhu cầu của họ.

4.1  Thuốc trị viêm nang lông

Các loại thuốc điều trị viêm chân lông có thể ở dạng uống, kem bôi hay gel. Tuy nhiên, dạng uống ít được sử dụng hơn vì có tác dụng toàn thân. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng, các bác sĩ sẽ đưa ra những thuốc điều trị khác nhau.

Dùng thuốc chữa viêm chân lông đem lại hiệu quả nhanh. Bên cạnh đó cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Không nên tự ý mua thuốc về dùng mà cần được bác sĩ kê đơn.

Khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào, hãy báo ngay cho các bác sĩ để được xử lý.

4.1.1  Viêm nang lông mức độ nhẹ, do vi khuẩn

Trường hợp này, các bác sĩ thường kê kháng sinh dạng kem bôi, thuốc mỡ hay gel. Ví dụ: thuốc bôi Clindamycin, thuốc mỡ Neomycin, thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide…

Clindamycin Phosphate Gel USP
Clindamycin Phosphate Gel USP

4.1.2  Viêm nang lông mức độ nặng hoặc tái phát, do vi khuẩn

Trường hợp này, các bác sĩ thường kê kháng sinh đường uống như: Amoxicillin, Metronidazol, Ciprofloxacin…

4.1.3  Viêm nang lông do nhiễm nấm

Các bác sĩ thường kê các loại thuốc kháng nấm như: Canesten, Nizoral, Terbinafine, Itraconazole…

Canesten Cream
Canesten Cream

Dùng kháng sinh trong trường hợp này không đem lại hiệu quả điều trị.

4.1.4 Viêm nang lông do nhiễm virus Herpes

Các bác sĩ thường kê thuốc kháng virus Herpes đường bôi hay uống Acyclovir.

Kem bôi da-Acyclovir
Kem bôi da-Acyclovir

4.1.5  Viêm nang lông xuất phát do nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm các loại ký sinh trùng sau có thể gây viêm nang lông như: ghẻ, chấy rận, Demodex…

Với trường hợp này, bệnh nhân thường được kê kem bôi Permethrin để điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị kích ứng da tại chỗ hay nổi ban đỏ sau khi dùng thuốc.

Kem bôi Permethrin
Kem bôi Permethrin

4.1.6 Dùng thuốc chống viêm, giảm đau

Loại thuốc này không thể điều trị dứt điểm viêm lỗ chân lông. Chúng chỉ giúp giảm bớt triệu chứng, cảm giác khó chịu cho bệnh nhân như: ngứa, đỏ, đau, rát, nóng…

Thuốc giảm đau thường được sử dụng là: paracetamol. Tuy nhiên những bệnh nhân bị suy gan, rối loạn chức năng gan, viêm gan lại không thể sử dụng.

Thuốc chống viêm có thể được kê đường dùng tại chỗ là: corticosteroid. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này cần rất lưu ý. Bên cạnh tác dụng hiệu quả thì corticosteroid cũng gây ra không ít tác dụng phụ nguy hiểm.

4.2 Viêm nang lông điều trị tại spa

4.2.1 Viêm nang lông do nhọt, nhọt độc

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết mủ ra. Trong mủ này có thể chứa vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Loại hết mủ, bệnh nhân sẽ bớt đau hơn đồng thời đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Sau đó, vết thương được khử trùng và băng lại.

Nhọt ở chân
Nhọt ở chân

4.2.2  Triệt lông

Triệt lông bằng laser để loại bỏ vĩnh viễn nang lông, hạn chế lông mọc. Đây là phương pháp được rất nhiều chị em lựa chọn.

Triệt lông bằng laser
Triệt lông bằng laser

Tuy nhiên, việc triệt lông tận gốc không thể hoàn thành chỉ trong một lần đi triệt. Triệt lông thường kéo dài theo liệu trình. Giá thành của phương pháp này cũng khá cao.

4.3 Cách chữa viêm chân lông tại nhà

4.3.1 Chữa viêm chân lông bằng lá trầu không

Lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn. Sử dụng nước lá trầu không giúp cải thiện những cảm giác ngứa ngáy, làm thu nhỏ lỗ chân lông.

Tuy nhiên phương pháp này không đem lại hiệu quả cao trong trường hợp viêm lỗ chân lông nặng.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, chọn những lá không bị sâu bệnh. Rửa và ngâm với nước muối loãng, để ráo. Say nhỏ lá trầu không bằng máy say sinh tố.

Đổ toàn bộ hỗn hợp trên ra bát, chắt lấy nước đem sử dụng. Sau tắm sạch sẽ, dùng bông chấm nước lá trầu không lên vùng da bị viêm lỗ chân lông. Để 30 phút, tắm lại bằng nước sạch.

Lá trầu không có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Lá trầu không có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể tắm bằng nước lá trầu không cũng rất hiệu quả.

4.3.2  Trị viêm lỗ chân lông bằng muối

Muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy, trị viêm lỗ chân lông bằng muối là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả.

Sử dụng muối tắm hàng ngày giúp cải thiện tình trạng viêm nang lông, làm se khít lỗ chân lông.

Chữa viêm chân lông bằng muối
Chữa viêm chân lông bằng muối

Cách thực hiện:

Hòa tan 1 thìa cà phê muối tinh vào nước tắm, áp dụng hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mix muối cùng sữa chua hay nước cốt chanh cũng đem lại hiệu quả trị viêm nang lông.

4.3.3  Sữa tắm chữa viêm lỗ chân lông

Hiện nay, nhiều loại sữa tắm cũng có công dụng chữa viêm nang lông rất hiệu quả.

  • Sữa tắm Tây Thi.
  • Sữa tắm trị mụn Neutrogena Body Clear Body Scrub.
  • Sữa tắm trị mụn Medimix.
  • Sữa tắm ngừa mụn Acnes Body Shower.
Sữa tắm Neutrogena
Sữa tắm Neutrogena

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      Niceshop - Review Mỹ Phẩm - Thành Phần Mỹ Phẩm
      Logo