Mọi điều bạn nên biết về AHA và BHA

Mọi điều bạn nên biết về AHA và BHA

Chắc hẳn khi mới biết đến khái niệm tẩy tế bào chết hoá học và làm quen với hai bạn AHA và BHA các bạn thường tự hỏi là: AHA và BHA là gì? Da của mình có dùng AHA và BHA? Và hiệu quả của hai thành phần này lên da của bạn như thế nào ?

Mình cũng đã từng phân vân rất nhiều, từ những ngày đầu tập tành dùng BHA và rón rén mua 2-3 gói sample AHA 8% Gel để…thử!

Nói “thử” ở đây không hẳn là thử xem da mình có kích ứng với sản phẩm hay không mà kì thực mục đích của mình là để xem với một cô nàng da dầu/ hỗn hợp thiên dầu như mình thì AHA có tác dụng ra sao đồng thời so sánh với anh BHA luôn thể!

Sau thời gian sử dụng, có thể nói hiệu quả của từng loại đều có sự khác biệt và không thể thay thế cho nhau, bạn có thể chọn một trong hai, hoặc cả hai đều ổn (miễn sao bạn không kích ứng với thành phần AHA và BHA, bạn thực sự thấy da bạn cần dùng cả hai) .

Bài viết này, Daily BeautyTalk muốn là rõ hơn một số điều về AHA và BHA mà (có lẽ) bạn muốn biết hoặc đã biết nhưng chưa chắc chắn. Mọi thông tin dựa trên tìm hiểu những bài viết công bố trên các kênh của Paula’s Choice và sử dụng hình ảnh mà mình tìm được trên mạng để minh họa sao cho dễ hình dung nhất, có sai sót gì mong các bạn bỏ qua nhé ^^

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu (lại) lợi ích của hai hoạt chất này đối với làn da nhé <3

AHA và BHA là gì?

AHA là gì? (axit alpha-hydoxy)

Kenneth Howe là một bác sĩ da liễu được chứng nhận bởi hội đồng quản trị ở NYC – Hoa Kỳ cho biết:

AHAs có nguồn gốc từ mía hoặc các nguồn thực vật khác, đó là lý do tại sao chúng thường được gọi là axit trái cây. Trong số các AHA có axit glycolic, là loại AHA nhỏ nhất, có nguồn gốc từ mía và là loại được sử dụng rộng rãi nhất trong các sản phẩm chăm sóc da. AHA thường được khuyên dùng cho da thường đến da khô, da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, nhờ khả năng tăng cường các yếu tố giữ ẩm tự nhiên trong da.

AHA là gì

Nói về lợi ích của AHA – Kenneth Howe cung cho biết thêm:

AHAs phát huy lợi ích cho cả lớp ngoài của da (biểu bì) và lớp sâu (hạ bì). “Trong lớp biểu bì, AHA có tác dụng tẩy tế bào chết, làm tăng sự bong tróc của các tế bào da chết được giữ lại trên bề mặt. Chúng làm điều này bằng cách nhẹ nhàng cắt đứt các liên kết còn sót lại giữa các tế bào da chết. Sau khi bị bong ra, những tế bào đó có thể bong ra hoặc bong ra .”


AHA cũng giúp kích thích sản xuất collagen, lý tưởng cho những người muốn giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. AHA làm được điều này bằng cách tăng tổng hợp collagen bởi các nguyên bào sợi (tế bào sản xuất collagen trong da) và bằng cách giảm sự xuống cấp của ma trận da hiện có

BHA là gì? (axit beta-hydroxy)

Orit Markowitz là bác sĩ da liễu được chứng nhận bởi hội đồng quản trị tại OptiSkin có trụ sở tại New York cho biết:

BHAs là các axit cacboxylic hữu cơ hoạt động trên bề mặt da và sâu bên trong lỗ chân lông. “Chúng hòa tan trong dầu, vì vậy nó thường được ưu tiên sử dụng cho da thường đến da dầu dễ bị nổi mụn, tắc nghẽn, nhược điểm và lỗ chân lông to.”

BHA là gì

Lợi ích và cách sử dụng AHA và BHA

Dưới đây là những thông tin được xác nhận về lợi ích và cách sử dụng AHA và BHA từ Paula’s Choice (thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu từ Mỹ bởi nhà sáng lập Paula Begoun)

AHA (AXIT GLYCOLIC/AXIT LACTIC)BHA (AXIT SALICYLIC)
Khuyên dùng cho:
+ Da khô
+ Da bị tổn thương do nắng
Khuyên dùng cho:
+ Da dầu
+ Da nhạy cảm + Da
nổi mụn và mụn đầu đen
+ Da dễ bị Rosacea
+ Loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da
+ Chống lão hóa
+ Dưỡng ẩm và làm sáng da
+ Loại bỏ tế bào da chết trên bề mặt và trong lỗ chân lông
+ Trị mụn, lỗ chân lông to và mụn đầu đen
+ Đặc tính kháng viêm
Ít phù hợp với làn da cực kỳ nhạy cảm, dễ bị nổi mụn và mụn đầu đen 
  1. AHA được khuyên dùng cho da khô hoặc da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời vì chúng tẩy tế bào chết trên bề mặt da và cải thiện độ ẩm cho da. Chúng cũng có thể cải thiện mụn nhỏ và lỗ chân lông bị tắc nhưng đối với những nốt mụn từ trung bình đến cứng đầu thì BHA tốt hơn nhiều.
  2. BHA được khuyên dùng cho da dầu và da bị đốm, mụn đầu đen hoặc mụn thịt. Điều này là do BHA có thể thâm nhập vào các lỗ chân lông bị tắc và ngăn ngừa các đốm và mụn hình thành.
  3. BHA có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Đây là hai lý do nữa để sử dụng sản phẩm tẩy da chết BHA nếu bạn có đốm, mụn trứng cá hoặc da mẩn đỏ, nhạy cảm.
  4. BHA được khuyên dùng cho những người có làn da dễ bị bệnh rosacea. Không phải ai bị da dễ bị bệnh rosacea cũng có thể chịu được tẩy da chết, nhưng bạn nên thử tẩy da chết BHA để xem da bạn có phản ứng tích cực với nó không.
Lợi ích và cách sử dụng AHA và BHA

Cũng theo Paula’s Choice, Daily BeautyTalk cũng xin phép trích nguyên văn Cách sử dụng tẩy tế bào chết BHA và AHA mà họ đã cung cấp:

  1. Thoa sản phẩm tẩy tế bào chết AHA hoặc BHA của bạn sau bước sữa rửa mặt và toner trong quy trình của bạn. Nếu đó là chất lỏng, hãy thoa nó bằng một miếng bông; nếu là kem dưỡng da hoặc gel, hãy thoa bằng ngón tay.
  2. Thoa một lớp tẩy tế bào chết dạng nước rửa thường dùng lên da đã được làm sạch và rửa sạch sau vài phút. Lột da hóa học tại nhà phù hợp để sử dụng hàng tuần. Xin lưu ý rằng bạn không nên sử dụng mặt nạ hóa học tại nhà cùng ngày với sản phẩm tẩy da chết AHA hoặc BHA thông thường.
  3. Bạn có thể sử dụng nó xung quanh vùng mắt, nhưng không sử dụng trên mí mắt hoặc trực tiếp dưới mắt (dọc theo đường viền mi dưới).
  4. Bạn không cần đợi BHA hoặc AHA thấm hoặc khô; bạn có thể thoa bất kỳ sản phẩm nào khác trong quy trình của mình – kem dưỡng ẩm, huyết thanh, kem mắt hoặc kem chống nắng – ngay sau đó.
  5. Thử nghiệm với các nồng độ khác nhau của axit glycolic hoặc axit salicylic để xem nồng độ nào mang lại cho bạn kết quả tốt nhất. Điều đó có thể có nghĩa là sử dụng mặt nạ hóa học tại nhà hàng tuần.
  6. Tần suất bạn nên tẩy tế bào chết tùy thuộc vào loại da và mối quan tâm về da của bạn. Một số người tẩy tế bào chết tốt với AHA hoặc BHA hai lần một ngày, trong khi những người khác thấy rằng một lần một ngày hoặc cách ngày là một sự cân bằng hoàn hảo. Thử nghiệm để xem những gì làm việc tốt nhất cho làn da của bạn.
  7. Tẩy tế bào chết bằng AHA hoặc BHA từ cổ trở xuống cũng có những lợi ích tuyệt vời. Đặc biệt, 2% BHA Body Spot Exfoliant của chúng tôi làm mịn các vết sần sùi, đỏ, cứng trên cánh tay và chân, thậm chí còn phù hợp với những người có làn da dễ bị dày sừng nang lông.

Vì sao cần phải tẩy tế bào chết?

Như Daily BeautyTalk đã viết về tầm quan trọng của việc tẩy tế bào da chết trước đây: Quá trình turn-over của da được thực hiện trung bình mỗi 28-30 ngày, tức là da bạn liên tục tái tạo đồng thời đào thải tế bào, những tế bào chết sẽ được loại bỏ ra và quá trình này càng ngày càng chậm đi theo độ tuổi càng cao.

Đó chính là vì sao làn da trẻ em luôn mềm mịn và phục hồi vết thương rất nhanh do quá trình này luôn được thực hiện rất tốt. Nếu không can thiệp để giúp loại bỏ tế bào chết trên da, sẽ tạo lớp sừng sần sùi trên da, đánh mất đi vẻ sáng mịn cho da.

Tế bào chúng ta liên tiếp sinh ra và chết đi

Tế bào chúng ta liên tiếp sinh ra và chết đi, đào thảo. Thử tưởng tượng sau bao nhiêu ngày, những tế bào này cứ thế chồng chất lên nhau, cộng thêm sự tác động của ánh nắng mặt trời, sự gia giảm estrogen, sự bài tiết dầu ở lỗ chân lông cộng thêm những tác động của môi trường bên ngoài khiến da bạn thật sự “bị sốc”! 

Kết quả là da bạn sẽ dễ bị kích ứng hơn, xuất hiện mụn đầu đen, lỗ chân lông to, bề mặt da sần sùi và thiếu độ đàn hồi!

Tuy nhiên, mình thực sự không khuyến khích các bạn sử dụng loại tẩy tế bào chết cơ học truyền thống (tức là sử dụng các loại sản phẩm chứa hạt cát, hạt đường hay vỏ của bất cứ loại hạt nào để chà xát trên da)!

Vì sao? 

Chính những hạt lộm cộm bên trong loại scrub bạn dùng, chúng có những cạnh sắc nhọn mà khi bạn ra sức chà xát trên da sẽ vô cùng làm tổn thương bề mặt da của bạn! 

Có bạn hỏi Niceshop là “Dùng tẩy tế bào chết AHA và BHA mỗi ngày có bào mòn da không?” – Mình xin giải thích luôn :” Chúng những loại scrub chứa hạt mới làm bào mòn da khi bạn dùng quá nhiều (hơn 3 lần/tuần) trong khi AHA và BHA với nguyên lý hoạt động của chúng thì hoàn toàn yên tâm nhé! 

AHA và BHA KHÔNG BÀO MÒN LÀN DA CỦA BẠN!”

AHA BHA KHÔNG BÀO MÒN LÀN DA CỦA BẠN

Cực chẳng đã, nếu bạn không muốn dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học và yêu thích cảm giác “có-cái-gì-đó” thải ra sau khi thực hiện tẩy tế bào chết. Hãy dùng loại gel kì (giang hồ gọi là peeling gel hay gì đấy mình không nhớ nữa, vì chia tay lâu rồi chưa dùng lại :D) – loại này rất dịu nhẹ và thường có “hiện vật” là mấy cục trắng như ghét cơ thể ấy :)) kinh nhờ :))

Hoặc có thể xay yến mạch nhuyễn ra, lược bỏ những phần cứng có cạnh nhọn, trộng với nước ấm, sữa chua, sữa tươi để tẩy tế bào chết cũng ok nhé!

Quay lại AHA và BHA, chúng khác nhau như thế nào?

***AHA: hoạt động trên bề mặt là chính. Khuyên dùng nếu bạn có da khô (làn da thường gặp vấn đề về bề mặt da) và làn da bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời (khả năng hỗ trợ trị thâm, da không đều màu). Ngoài ra, AHA có thể cải thiện cho bạn về độ ẩm da và kết cấu da (da trở nên mềm mịn, săn chắc hơn).

===> Vậy: Nếu bạn có da khô, sần sùi, không láng mịn; bạn có thâm mụn, da không đều màu; bạn muốn có làn da săn chắc hơn: Hãy chọn AHA!!!

***BHA: có khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông nên khuyên dùng cho da dầu/hỗn hợp dầu; da có vấn đề liên quan đến lỗ chân lông (mụn, lỗ chân lông to, dầu thừa). Ngoài ra, BHA còn có khả năng giúp bạn kháng viêm và kháng khuẩn nên lợi càng thêm lợi, da mụn chọn ngay!

===> Vậy: Nếu bạn có da dầu/hỗn hợp dầu; da có mụn trứng cá, sợi bã nhờn; da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông to (mấy đặc điểm này thường đi theo combo nguyên lô nên cứ nhắc tới da dầu là có gần hết :)) ): Hãy chọn BHA!!!

Như vậy, không có nghĩa da dầu không được dùng AHA còn da khô thì không được dùng BHA nhé! Điểm mấu chốt mình muốn nói là ở đây!!!

Quay lại AHA và BHA, chúng khác nhau như thế nào

Thậm chí bạn hoàn toàn có thể dùng và có rất nhiều người dùng cho kết quả ngược lại, tức là da dầu lại hợp với AHA hơn còn da khô thì lại hợp với BHA hơn!

Đó là lý do vì sao Paula’s Choice gọi đây là một “option” – tức là bạn có thể tự xem xét bản thân mình phù hợp với loại nào (AHA hay BHA) để dùng, hoặc bạn có thể test thử từng loại (dùng riêng lẻ từng routine, tách ra AM hoặc PM), hoặc nếu bạn thấy ổn thì mới mix cả hai trong cùng 1 routine (An không khuyến khích).

  • Nồng độ khuyên dùng đối với sản phẩm mang tính daily (dùng hàng ngày) ở BHA (1-2%) và AHA là (5-8%).
  • Nồng độ khuyên dùng đối với sản phẩm mang tính weekly (dùng mỗi tuần 1-2 lần) ở BHA (là 4%) và AHA là (10%).

Dấu hiệu kích ứng AHA và BHA: Breakout và Purging

Daily BeautyTalk đã từng đề cập tới việc kết hợp AHA và BHA trong một bài viết trước đây và điều này sẽ gây ra những sự kích ứng da không mong muốn. Và điều đó sẽ được mình phân tích ở dưới nhé!

Dấu hiệu kích ứng AHA và BHA Breakout và Purging

AHA/BHA & Breakout

Khi nhắc đến AHA và BHA, mà trong tiếng việt được gọi bằng cái tên hầm hố là “tẩy tế bào chết hóa học” và những bạn chưa từng dùng hoặc mới làm quen thường lo sợ rằng AHA và BHA có quá mạnh với da và làm cho bạn kích ứng hay không?

  • Thứ nhất, những bạn có cơ địa dị ứng với aspirin (acetylsalicylate hay acetylsalicylic acid) không nên sử dụng sản phẩm có chứa salicylic acid (beta hydroxy acid – BHA).

Nói đến đây có thể bạn thấy cái tên Aspirin hơi quen quen! Đây là loại thuốc khá quen thuộc trong mỗi gia đình với tác dụng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau rất hiệu quả. Aspirin là một dẫn xuất của acid salicylic (BHA).

*** Sản phẩm Resist Daily Smoothing Treatment với 5% AHA của Paula’s Choice có chứa 1 lượng rất nhỏ BHA (khoảng 0.5%) nhằm hỗ trợ cho AHA thẩm thấu sâu hơn. Do đó, các bạn cơ địa kích ứng BHA cũng né AHA 5% Paula’s choice luôn nhé!

===> Điều này cũng giải thích luôn vì sao ở bài trước An có nói nồng độ tốt nhất để AHA hoạt động trên da là 8-10% nhưng Paula’s Choice vẫn cho ra đời loại 5%. Bởi vì họ đã thêm thành phần BHA vào hỗ trợ, tất nhiên vẫn hoàn toàn bảo đảm về tác dụng giữa hai hoạt chất không kị nhau, không tăng kích ứng cho người dùng!

cơ địa dị ứng với aspirin
  • Thứ hai, bạn cần phân biệt giữa kích ứng (Breakout) và đẩy mụn (Purging)

Kích ứng là da của bạn thực sự mẫn cảm với thành phần có trong sản phẩm. Thường một sản phẩm dùng ngoài ra sẽ cho bạn biết da bạn có kích ứng hay không trong vòng trung bình 1 tuần. Thậm chí đối với những bạn da “nhạy”, tức là da bạn có độ mẫn cảm cao hơn bình thường gọi nôm na là da nhạy cảm, thì còn sớm hơn.

Có những người dùng sản phẩm chỉ sau một đêm đã có dấu hiệu kích ứng!

phân biệt giữa kích ứng (Breakout) và đẩy mụn (Purging)

Vậy, dấu hiệu kích ứng/dị ứng là gì?

  • Trường hợp 1: Nếu da bạn xuất hiện những nốt đỏ li ti và ngứa ngáy, có thể hơi rát một chút nữa.

=> Rát chứ không phải châm chít, người mới dùng AHA và BHA có thể xuất hiện tình trạng da châm chít là do sản phẩm đang thẩm thấu vào da. Cảm giác này sẽ giảm dần trong vòng vài phút và dần dần sẽ không còn nữa ở những lần sau, hoặc có thể khi bạn ngưng sử dụng sản phẩm chứa AHA và BHA một thời gian và bắt đầu dùng trở lại cũng có thể sẽ bị.

  • Trường hợp 2: Nếu bạn bị nổi mụn ở những khu vực mà trước đây chưa từng nổi, hoặc trước khi dùng không có mụn ẩn. 

=> Cách xác định này không được chính xác cho lắm vì thú thật mình não cá vàng không thể nhớ được từ lúc dậy thì đến giờ có nơi nào trên mặt chưa bị nổi!? Và nó còn phụ thuộc vào việc bạn xác định mụn ẩn nơi đó có chính xác không nữa. Nên vế nhận diện này mình chỉ xem như là một khía cạnh bổ sung để kết luận bạn có dị ứng/kích ứng hay không!

Cả hai trường hợp 1&2 đều cần xác định đúng và chính xác để tránh kéo dài dùng sản phẩm làm da kích ứng nặng hơn, sẽ khó xử lý hơn.

Bởi vì AHA và BHA có tác dụng thực sự tốt cho da nên mình nghĩ bạn “thử lại” bằng cách tiếp tục dùng sản phẩm trong vài ngày nữa để chắc chắn những dấu hiệu trên không phải do ngẫu nhiên hay do sản phẩm nào khác.

Hoặc bạn có thể tạm ngừng sản phẩm một thời gian để da hồi phục lại như ban đầu. Khi đó, bạn dùng lại sản phẩm xem dấu hiệu kia có xuất hiện nữa hay không. Nếu có, bạn nên dừng luôn và chuyển sang một loại khác.

  • Trường hợp 3: Nếu da bạn thấy hơi nóng, ửng đỏ, ngứa ngáy, châm chít nhưng không bị nổi mụn li ti.

=> Đây có thể là do da bạn chưa quen với sản phẩm. Hiện tượng này thường thấy với những bạn mới dùng lần đầu với nồng độ AHA/BHA quá cao hoặc do da yếu, chưa quen với AHA/BHA.

Lúc này bạn nên tạm ngưng sản phẩm (để da phục hồi lại ban đầu) và tiếp tục dùng trở lại với tần suất dùng ít hơn, giãn ngày ra không dùng với tần suất cao như trước hoặc là đổi sang loại có nồng độ thấp hơn; mục đích là để da quen dần với AHA và BHA thì hiện tượng sẽ giảm hay không còn nữa.

AHA/BHA và Purging

Purging hiểu nôm na là đẩy mụn ẩn lên trên bề mặt da. Kể từ lúc bạn bắt đầu sử dụng sản phẩm tấy tế bào chết dạng hóa học chứa AHA/BHA cho đến lúc xảy ra quá trình Purging dài hay ngắn ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời gian này có thể là sau 2 tuần, thậm chí 1-2 tháng hoặc lâu hơn.

Rất nhiều bạn dùng AHA/BHA mà không hề tìm hiểu và khi da bước vào giai đoạn purging thì rất hoảng loạn! Daily BeautyTalk cũng giải thích luôn là AHA/BHA được dùng ở nồng độ an toàn cho da bạn, tác dụng chậm rãi và phụ thuộc vào cách bạn xây dựng routine, cơ địa của bạn và còn lối sinh hoạt của bạn nữa chứ AHA/BHA không phải thuốc tiên.

AHA BHA và Purging

Ai đó nghe AHA/BHA dùng để TRỊ MỤN, nên mong là bôi lên mụn biến mất trong tích tắc – Đây là điều không thể!

Với mụn ẩn dưới da, purging đẩy mụn lên trên bề mặt nên khi nhìn bên ngoài bạn sẽ thấy da mình “xấu xí” hơn một tẹo vì mặt tự dưng lộ mụn hơn mà ! 

Mụn purging có thể là mụn đầu trắng, mụn đỏ, có mủ hoặc không, có thể sưng to nữa. Chứ không nhất thiết phải là mụn giống nhau! 

Mình khuyên bạn nên tận hưởng giai đoạn này, da bạn đang “sạch hơn”. Rõ ràng nhất là bề mặt da sẽ mịn hơn, lỗ chân lông thông thoáng, da giảm tiết dầu.

Vậy thì thay vì ngồi vò đầu bức tai ngắm mụn trước gương, hãy ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, chăm sóc da đúng cách để mụn nhanh gom cồi và không để thâm bạn nhé.

Vì sao dùng sản phẩm có AHA/BHA lại bị Purging?

Thậm chí có lần Daily BeautyTalk nhận được câu hỏi là: “Có cách nào để dùng AHA và BHA mà không bị puring hay không?”

Vậy bạn nên biết nguyên nhân purging là do BHA/AHA đang thực hiện nhiệm vụ loại bỏ những tế bào chết trên da của bạn, đồng thời đẩy ra tất cả các chất bụi bẩn, bã nhờn sâu trong lỗ chân lông mà không có bất cứ loại scrub truyền thống nào làm được cả!

Giai đoạn purging thường sẽ kéo dài khoảng 2-6 tuần và có thể ngắn hoặc dài hơn. Thậm chí còn xảy ra từng đợt nữa, tức là bạn purging xong da có vẻ ổn lại thì lại tiếp tục có mụn. Hiện tượng này phụ thuộc vào mụn ẩn của bạn ăn sâu ra sao, trong thời gian dùng AHA/BHA bạn vẫn có thể lên mụn (do ăn uống, sinh hoạt, chu kỳ…) và điều này cũng hoàn toàn bình thường.

Hãy dành cho 3 tháng để xem sự thay đổi của da bạn và quyết định có nên dùng tiếp tục hay không nhé!

Purging có tốt cho da không?

Nhiều bạn hỏi mình câu này lắm, và cũng có nhiều bạn không đủ kiên nhẫn cho quá trình purging. Mình hiểu cảm giác da đang trông rất ổn, chỉ là sờ lên thấy cộm cộm rồi dùng AHA/BHA thì mụn lại lan tràn khắp nơi, kinh khủng quá đúng không!? Như ác mộng ấy!

Bạn cứ nghĩ nếu da bạn có mụn ẩn, nó sẽ cứ ở đó hoài và da chúng ta như ngôi nhà của mụn ấy!

Lâu ngày cồi mụn cứ an vị trên đó và mặt bạn cứ sần sùi. Một số trường hợp mụn lộm cộm giữa chừng trên da, trồi lên một tí rồi nằm đó.

Nó sẽ không bao giờ từ bỏ làn da xinh đẹp của bạn đâu! Mà cồi mụn còn có thể ăn luồng, gây viêm da, chờ thời cơ bùng cháy lên nữa.

Vậy thì tại sao bạn không chủ động đuổi chúng đi?

AHA và BHA như những vệ sĩ đắc lực đuổi cổ bọn mụn đáng ghét này.

Nếu bạn đang có mụn sẵn, AHA và BHA giúp đẩy nhanh quá trình chín, kháng viêm cho mụn còn mụn ẩn thì bị đẩy lên trên xử lý sẽ dễ dàng hơn. Nên khi bạn bắt đầu purging, hãy có một niềm tin mãnh liệt là sau giai đoạn này da bạn sẽ ổn hơn rất nhiều đấy!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      viTiếng Việt
      Niceshop - Review Mỹ Phẩm - Thành Phần Mỹ Phẩm
      Logo