Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Rất khó để lựa chọn được một loại kem chống nắng cho da nhạy cảm. Nhưng cũng phải là không thể khi mà các bạn nắm rõ được những đặc điểm thích hợp cho da và loại kem chống nắng cho da nhạy cảm nào có thể đáp ứng được.

Tác hại của ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da, chưa kể đến tác hại của nó đối với sự lão hóa và làm khô da của bạn. Vết cháy nắng khó chịu đó có để lại dấu vết?

Nó có thể dễ dàng được ngăn chặn bằng một số kem chống nắng cho da nhạy cảm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đâu là loại kem chống nắng cho da nhạy cảm và các loại da khác nhé.

Hướng dẫn chọn mua kem chống nắng co da nhạy cảm

Kem chống nắng truyền thống và Mineral

Có hai loại kem chống nắng chung – truyền thống và Mineral. 

Kem chống nắng truyền thống hoạt động bằng cách hấp thụ tia nắng mặt trời trong khi kem chống nắng Mineral ngăn chặn tia nắng mặt trời (do đó có thuật ngữ “sunblock”). Cả hai loại kem chống nắng đều hoạt động tốt.

Kem chống nắng truyền thống và Mineral

Chỉ số SPF và PA

SPF (Sun Protection Factor): Chỉ số đo khả năng chống tia UVB, SPF.

  • Chỉ số càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút.
  • Ví dụ: Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, chúng ta chỉ việc lấy chỉ số SPF nhân với 10 (SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút).
  • Tuy nhiên không phải SPF càng cao càng tốt, với một số làn da nhạy cảm, chỉ số cao tương đương với lượn cồn cao sẽ làm bào mòn da và gây nên kích ứng.

PA (Protection Grade of UVA): Chỉ số đo khả năng chống tia UVA.

Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++. 3 cấp độ này tương ứng với mức độ chống tia UVA: yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

Khi lựa chọn: Chúng ta nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách toàn diện. Tất cả các loại kem chống nắng hiện nay đều chống được UVB. Nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA.
Chỉ số SPF và PA

Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB, các bạn nên chú ý trên bao bì thường ghi như sau:

  • SPF… PA… (Ví dụ SPF20 PA++)
  • UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C thì quá tuyệt
  • Broad Spectrum (Kem chống nắng có độ quang phổ rộng) hoặc Full Spectrum (phổ rộng toàn diện)

Còn nếu bạn đã chọn sản phẩm chỉ ghi mỗi chỉ số SPF nghĩa là chỉ chống được UVB. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì, chỉ là nó sẽ bảo vệ da không được toàn diện thôi.

UVA và UVB

Kem chống nắng cho da nhạy cảm tốt nhất nên bảo vệ cả tia UVA và UVB. Những tia cực tím này ảnh hưởng đến làn da của bạn theo cách khác nhau; Tia UVB là nguyên nhân chính gây ra cháy nắng, trong khi tia UVA nói chung có liên quan đến ung thư da và lão hóa trước tuổi trưởng thành. 

Tìm loại kem chống nắng phổ rộng che được cả hai loại tia UV.

UVA va UVB

Mặt và cơ thể

Bạn sẽ muốn xem xét các loại kem chống nắng riêng biệt cho cơ thể và da mặt của mình. Bạn cần một thứ gì đó nhẹ hơn để chăm sóc da mặt và ít nhờn hơn để không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

Cơ thể của bạn có thể tiếp nhận một thứ gì đó dày hơn và nặng hơn một chút. Áp dụng một cách tự do cho cơ thể của bạn; thoa từng lớp nhỏ lên mặt.

Thành phần

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn sẽ muốn tìm kem chống nắng có thành phần hoàn toàn tự nhiên, không có hóa chất hoặc chất phụ gia khắc nghiệt có thể gây kích ứng da của bạn. 

Chúng tôi đã tìm thấy những lựa chọn tuyệt vời cho làn da nhạy cảm và những người bị mụn trứng cá hoặc sạm màu. Tất cả các lựa chọn của chúng tôi đều không gây dị ứng và thân thiện với người ăn chay.

Tính chất hoạt động của kem chống nắng

Về tính năng hoạt động bảo vệ của kem chống nắng, nó cũng được chia làm 2 loại: Kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hoá học.

Để nhận biết đâu là kem chống nắng vật lí và đâu là kem chống nắng hóa học. Chúng ta cần đọc hiểu được thành phần của mỗi loại kem.

Tính chất hoạt động của kem chống nắng

Kem chống nắng vật lý

Nguyên lý hoạt động

  • Tạo lớp màng bao bọc, chắn, ngăn chặn, bảo vệ, phát tán và phản xạ tia UV. Mọi tác động độc hại đến từ tia nắng mặt trời đều bị lớp màng bảo vệ ngăn chặn thể xuyên qua da được. Kem chống nắng vật lí tựa như một lớp áo nằm trên đề mặt da, có khả năng phản xạ tia cực tím.
  • Thành phần chính của kem chống nắng vật lí là: Zinc oxide và Titanium dioxide.

Ưu điểm:

  • Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới tác động của nắng. Đây là loại kem chống nắng cho da nhạy cảm rất thích hợp.

Nhược điểm:

  • Vì tạo một lớp màng bảo vệ nên khi sử dụng nó sẽ tạo trên da một lớp màng trắng xóa. Để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn.
  • Hiện nay với công nghệ mỹ phẩm hiện đại đã cải thiện rất nhiều, lớp kem chống nắng không còn trắng xóa mà chỉ còn lại một màng trắng mỏng.
  • Với ai có trang điểm thì có thể che đi bằng kem nền phấn phủ nên không đáng lo ngại.
  • Nhưng nếu bạn không hề trang điểm, da lại hơi ngăm, thì với kem chống nắng vật lí sẽ khiến da của bạn có màu hơi kì cục. Cần chú ý khi sử dụng.

Kem chống nắng hoá học

Nguyên lý hoạt động:

  • Thẩm thấu và hoạt động như một màng lọc hóa học. Bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV. Chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da .
  • Thành phần chính kem chống nắng hóa học là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…
  • Vì chỉ có 2 loại vật lý và hóa học, vì vậy các bạn chỉ cần nhớ 1 loại là được. Nếu trong thành phần không có Zinc Oxide và Titanium Dioxide, thì đó là kem chống nắng hóa học.

Ưu điểm: Thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.

Nhược điểm:

  • Không bền vững dưới nắng nên sau 2h thì bạn nên bôi lại.
  • Sau 15-20 phút bôi kem, kem ngấm vào da mới có thể phát huy tác dụng khi ra nắng.

Cách chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm và từng loại da

Cách chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm và từng loại da

Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm, thì khi chọn lựa kem chống nắng cho da nhạy cảm cần nói không với oxybenzone và PABA, tức là nói không với loại kem chống nắng hóa học. Các loại kem chống nắng vật lý thông thường chứa rất ít các thành phần gây kích ứng da.

Vì vậy kem chống nắng vật lí là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

Kem chống nắng cho da khô

Bạn đã biết cách chăm sóc da khôcách làm mặt nạ dưỡng da giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, nhưng khi da khô tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sao?

Đối với da khô nhạy cảm, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Loại có Broad Spectrum- Kem chống nắng có độ quang phổ rộng sẽ bảo vệ cho da bạn tránh được cả tia UVA và UVB và thành phần dưỡng ẩm cao.

Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng. Nên thoa thêm kem dưỡng trước khi sử dụng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da dầu nhờn (dầu)

Bạn đã biết cách chăm sóc da dầu tại nhà, nhưng khi da dầu của bạn tiếp xúc với ánh nắng thì sao?

Da nhạy cảm nhờn dầu bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì. Các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt rất tốt và không gây bí da.

Nếu bạn chỉ là da dầu và không có vấn đề về mụn hoặc nhạy cả. Loại kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu rất phù hợp với bạn.

Kem chống nắng cho da hay bị mụn

Có rất nhiều cách trị thâm mụn từ thiên nhiên nhưng với da mụn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sao?

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng cho da hay bị mụn. Sản phẩm chống nắng cho mụn khác hẳn với kem chống nắng cho da nhạy cảm. Vì khi da bị mụn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

  • Dòng chữ “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông). Là tiêu chí quan trọng nhất chúng ta cần quan tâm khi chọn kem chống nắng dành cho da mụn.
  • Không chứa mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA: Dễ gây kích ứng với làn da nhạy cảm.
  • Kem mỏng nhẹ, không quá đậm đặc.
  • Nên lựa chọn loại kem chống nắng vật lí.
  • Không chứa dầu (Oil-Free) và chứa nhiều nước: Nên chọn loại kem chống nắng dưới dạng gel hoặc dạng nước.
  • Chỉ số SPF nên dừng lại ở mức 50. Nếu làn da bị mụn nghiêm trọng, nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ở mức 15.
  • Chỉ số SPF cao có thể khiến lỗ chân lông bị bít và làn da đổ dầu nhiều, làm mọc nhiều mụn hơn.

Kem chống nắng cho da khi đi bơi – Tắm biển

Cần một loại kem chống hòa tan trong nước trong trường hợp này. Loại kem cần tìm cần đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì.

Những loại kem chống nắng này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h. Các bạn cần chú ý để tránh làn da đen nhẻm sau kì nghỉ nhé.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết Kem chống nắng cho da nhạy cảm tại NiceShop. Hi vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn và có thêm thông tin khi lựa chọn loại kem chống nắng thích hợp!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      Niceshop - Review Mỹ Phẩm - Thành Phần Mỹ Phẩm
      Logo