NIACINAMIDE – CHẤT VÀNG TRONG NGÀNH MỸ PHẨM
Hầu hết chúng ta đang gặp vấn đề khó khăn ở việc trị mụn. Tìm mọi cách để mụn nhanh khô và đi đến các spa da liễu để lấy mụn. Những sản phẩm trị mụn xuất hiện rất nhiều ở trên thị trường. Với những muôn ngàn thành phần được cho có thể trị mụn. Nhưng liệu trong đó, thì thực tế thì có bao nhiêu chất được cho phép để đưa vào sản phẩm trị mụn đó.
FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho rằng những sản phẩm có chứa một lượng tối thiếu đúng theo qui định gồm những chất: Salicylic Acid, Benzoyl Peroxide, Resocinol là những chất có thể điều trị mụn trứng cá.
Nhưng bên cạnh những chất được cho phép đó thì có trong tự nhiên mà khi nghe đến thì hầu hết mọi người điều biết. Đó là Niacinamide. Được khoa học chứng minh trong việc có tác dụng cho việc trị mụn trứng cá.
Và bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chất này.
I/ NIACINAMIDE LÀ GÌ:
Nicotinamide (NAA), còn được gọi là niacinamide , là một loại Vitamin có trong thực phẩm, được sử dụng trong chế độ ăn uống , và được sử dụng làm thuốc. Là một chất bổ sung, nó được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh pellagra (thiếu niacin).
Trong khi axit nicotinic (niacin) có thể được sử dụng cho mục đích này, nicotinamide có lợi ích không gây mẫn đỏ.
Trong mỹ phẩm, nó được sử dụng để điều trị mụn trứng cá.
Nicotinamide thuộc nhóm vitamin B , đặc biệt là phức hợp vitamin B3. Nó là một amit của acid nicotinic.
Thực phẩm có chứa nicotinamid bao gồm nấm men , sữa và thịt. Đặc biệt là thịt cừu và cá. Rau củ như khoai tây và măng tây.
Trong những năm 1970 các thử nghiệm lâm sàng khác nhau đã chứng minh sự xâm nhập vào da rất tốt của Niacinamide và ứng dụng nostrong việc chăm sóc da.
Đây là một thành phần hiếm hoi mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội mà không hề gây kích ứng
Nicotinamide được phát hiện từ năm 1935 đến năm 1937. Trên danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới , thuốc hiệu quả nhất và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.
II/ TÁC DỤNG CỦA NIACINAMIDE:
1. Khả năng chống oxi hóa:
Niacinamide hoạt động như một chất chống oxi hóa. Song đó, Niacinamide giúp cho quá trình sữa chưa ADN diễn ra nhanh hơn đặc biệt là những tổn thương do tia UV.
2. Làm tăng khả năng miễn dịch của da:
Tế bào Langerhans của da có nhiệm vụ bảo vệ và khắc phục lại cấu trúc da. Khi bề mặt da tiếp xúc với ánh sáng, tế bào này sẽ tạm thời không hoạt động mà không cần để lại bất kì miễn dịch nào. Nhưng vẫn chống lại được sự xâm hại của vi khuẩn,bảo vệ da khỏi những tiềm tàng của ưng thư và giảm thiểu tác động môi trường đến da.
Nồng độ 4% của Niacinamide được chứng minh có công dụng như kháng sinh clindamycin chống lại các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây mụn.
3. Xây dựng lớp màng bảo vệ da:
Lớp sừng của da có nhiệm vụ chính trong quá trình giảm thiểu đi quá trình mất nước của da bằng cách tổng hợp ceramide và liquid biểu bì. Đồng thời lớp sừng chứa các acid bảo vệ da và nhân tố cần thiết cho quá trình sứng hóa (NMF) .Trong đó, Niacinamide hổ trợ tăng cường quá trình tổng hợp ceramide (ở nồng độ 20% trở lên) và đảm bảo cho quá trình sừng hóa được diễn ra ổn định.
Mặc khác, một nghiên cứu năm 2000 cho thấy 2% niacinamide giảm sự mất nước tới 24% trong 4 tuần. Đồng thời, axit béo và ceramide được thúc đẩy tăng đến 67%.
4. Chống lão hóa:
Niacinamide giúp kích thích quá trình tổng hợp collagen, protein K1 (keratin) và tăng khả năng cấp ẩm cho da bằng cách chuyển đổi các nhân tố của quá trình sừng hóa và cấu trúc của lớp sừng . Và dĩ nhiên, lớp sừng này có các lipid biểu bì rất quan trọng với 1 làn da khỏe mạnh, tạo nên hàng rào bảo vệ, giữ được độ ẩm cho da. Khi lớp này bị mất đi, da sẽ trở nên khô hơn, sần sùi hơn, nếp nhăn lộ rõ hơn. Khi lớp này khỏe mạnh, da tự nhiên sẽ mọng hơn, nhìn thấy ít nếp nhăn hơn và lão hóa lâu hơn. Đó cũng là nguyên nhân da khô lão hóa nhanh hơn da dầu.
5. Giảm thiểu tình trạng mụn sưng đỏ trên da:
Với hàng rào chắn lipid ở lớp biểu bì, làn da của bạn cho khả năng tự bảo vệ trước tác nhân của môi trường. Dần dần, hàng rào này sẽ làm giảm được đốm đỏ, các vết sưng tấy, kể cả với những làn da yếu và nhảy cảm khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
6. Điều chỉnh tiết bã dầu:
Khi da của bạn giữ được độ ẩm tư nhiên với hàng rào chắn lipid tốt, lượng bã dầu trên da sẽ được kiểm soát. Vậy nên, nếu bạn sở hữu làn da dầu, bạn có thể dùng một lượng Niacinamide như là sản phẩm kem dưỡng để khiến cho lượng dầu được đi vào kiểm soát.
7. Giảm thiểu đốm nâu, tàn nhang, thâm mụn:
Không hoạt động giống như các thành phần làm trắng giảm đốm nâu khác như hydroquinoine, arbutin hay kojic acid bằng cách ức chế hay giết chết tyrosinase (tế bào sản sinh ra melanin), Niacinamide ngăn chặn sự chuyển hóa các túi melanosomes (là các túi giúp vận chuyển và phân tán melanin lên lớp thượng bì của da làm xuất hiện đốm nâu/đen da).Chính vì vậy, dù được cho thấy không hiệu quả cao và nhanh như hydroquinone, nhưng niacinamide là một sự thay thế / lựa chọn làm trắng da lành tính hơn rất nhiều.
1. Paula’s Choice – Resist 10% Niacinamide Booster
2. Paula’s Choice – Skin Balancing Pore-Reducing Toner
3. SK-II Essential Power Essence
4. Insta Nattural – Niacinamide (Vitamin B3) Serum
5. Kem chống nắng Elta MD clear SPF 46
Một số lưu ý khi sử dụng Niacinamide
- Không dùng chung với LAA: Niacinamide cơ bản là Vitamin B3 hoạt động trên da ở pH cao (6~8). Khi niacinamide dùng chung với LAA tạo thành 1 hỗn hợp 1:1 (vì 2 chất này đều tan trong nước) cơ bản không chỉ khiến 2 chất mất tác dụng mà hơn thế nữa, nổi tiếng tốt vì trong điều kiện có ánh sáng (tia UV), LAA và Niacinamide đều là các chất chống oxi hóa có thể kết hợp với kem chống nắng tăng cường bảo vệ da. Tuy nhiên, khi dùng chung LAA và niacinamide trong điều kiện ánh sáng và oxi như vậy, 2 chất này kích thích quá trình oxi hóa sẽ xảy ra nhanh và mạnh hơn, da có thể bị sạm đen ,Tối màu. Nhưng cơ bản là 2 chất này hoàn toàn mất tác dụng trong điều kiện như trên.
- Không nên sử dụng Niacianamide + Phái sinh khác của Vitamin C (SAP, MAP): Các phái sinh khác của LAA cơ bản phải thấm qua da rồi mới bắt dầu chuyển hóa thành LAA. Vì vậy môi trường pH thấp không cần thiết, tuy nhiên khi dùng các thành phần này, da chúng ta luôn thiên về môi trường acid và khả năng phản ứng của C với niacinamide vẫn có.
- Niacinamide + AHA/BHA có thể gây kích ứng mẫn đỏ
- Phụ nữ có thai không nên dùng nhiều hơn 35mg Niacinamide hàng ngày nếu sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc vitamin.
- Sản phẩm dưỡng da tốt nhất phải chứa ít nhất 10% Niacinamide, với những sản phẩm này bạn nên sử dụng 2 lần/ ngày. Có thể sử dụng trước khi bôi dưỡng đêm hoặc trộn chung với kem dưỡng đêm hay serum tinh chất sẽ cho hiệu quả tuyệt vời hơn.
- Người mắc bệnh về gan, có lịch sử về loét hoặc bất kì ai mắc bệnh gout (gút) không nên dùng niacinamide.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi xuyên suốt bài viết của mình. Mong bài viết này có thể giúp bạn hiểu biết thêm về Niacinamide và có hướng đi đúng cho quá trình trị mụn.