Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu. Lời khuyên từ chuyên gia: Bà bầu có nên uống thuốc trị mụn không?

Chăm sóc da bà bầu

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu | Phụ nữ mang thai kéo theo nhiều thay đổi về da. Cùng với sự lo lắng về sức khỏe của con, nhiều chị em không biết làm cách nào để chăm sóc da mặt khi mang bầu một cách an toàn.

Chăm sóc da bà bầu
Chăm sóc da bà bầu

Nhiều chị em trở nên hoảng sợ và lo lắng trước những thay đổi của cơ thể khi mang thai, đặc biệt là làn da. Những vấn đề ấy có thể kể đến như mụn, nám, rạn da vùng bụng… Những thay đổi này có hại cho sức khỏe không? Làm thế nào để chăm sóc da vào những tháng thai kì hiệu quả mà an toàn? Chăm sóc da mặt cho bà bầu là vấn đề không nên bỏ qua.

1. Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu

1.1 Tại sao nám và tàn nhang xuất hiện trên da khi mang thai?

Nám da xuất hiện vào thai kì
Nám da xuất hiện vào thai kì

Như chúng ta đã biết, nám và tàn nhang gây ra bởi sự gia tăng melanin. Melanin hút tia UV để bảo vệ da khỏi bị gây hại như phá hủy tế bào, bệnh ung thư. Vào thai kì, các yếu tố miễn dịch khiến da nhạy cảm thì melanin hoạt động thường xuyên hơn.

Các melanin nổi trên da có màu sẫm mà ta gọi là nám và tàn nhang. Các nốt nám và tàn nhang có thể mờ dần sau khi sinh. Tuy nhiên tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm mà không tự mờ đi.

1.2 Tại sao mụn xuất hiện trên da khi mang thai?

Vì sao mụn xuất hiện nhiều khi mang bầu?
Vì sao mụn xuất hiện nhiều khi mang bầu?

Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Hormone androgen gia tăng khiến tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn, làm lỗ chân lông tắc lại. Cùng với đó, khi mang bầu hệ miễn dịch yếu sẽ khiến các vi khuẩn phát triển ở lỗ chân lông sinh sôi và gây mụn. Ngoài ra, nếu bạn là người hay bị mụn trứng cá thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn.

Những thay đổi trên thường xuất hiện ở đầu chu kì đến sau sinh. Một khoảng thời gian kéo dài như vậy, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không được chăm sóc kĩ sẽ làm mất thẩm mỹ, đặc biệt tâm lý bà bầu rất dễ căng thẳng, trầm cảm.

2. Cách điều trị nám và tàn nhang trong khi mang thai

Nám và tàn nhang rất khó điều trị. Chị em khi mang bầu không nên đến các spa để điều trị nám và tàn nhang bằng bất kì biện pháp nào, vì điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó chúng ta có thể hạn chế sự hoạt động của các sắc tố melanin bằng cách bảo vệ cho da.

Sử dụng kem chống nắng, mũ, kính, áo chống nắng. Đặc biệt kem chống nắng chúng ta nên sử dụng hàng ngày. Không sử dụng kem chống nắng dạng xịt, vì chúng ta có thể hít phải các thành phần hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến em bé.

3. Cách điều trị mụn trứng cá da mặt khi mang thai

Vì khi mang thai da mặt tiết nhiều dầu hơn bình thường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Vì vậy muốn trị mụn chúng ta cần làm sạch da mặt ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

3.1 Cách chăm sóc da mặt mụn cho bà bầu

Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt có tính dịu nhẹ. Chúng ta nên rửa mặt bằng nước mát hơn vì chúng làm da căng khỏe và mềm mịn hơn. Đặc biệt nên chú ý đến vùng da gần chân tóc vì vùng này xuất hiện mụn trứng cá to. Vào thời gian này tóc cũng dễ bị dầu bẩn, nên gội đầu thường xuyên và tránh để tóc tiếp xúc với da mặt.

Làm sạch da bằng sữa rửa mặt và tẩy trang
Làm sạch da bằng sữa rửa mặt và tẩy trang

Tránh cọ xát da mặt quá tay, đặc biệt là nặn mụn trứng cá. Nặn mụn sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn và có khả năng để lại thâm sẹo vĩnh viễn. Do đó chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng bằng khăn bông hoặc tay.

Sử dụng kem dưỡng ẩm được thiết kế dành cho da dầu. Nó sẽ giúp giữ ẩm cho da mà không tạo thêm quá nhiều dầu. Bên cạnh đó, hạn chế rửa mặt thường xuyên để da mặt không bị khô.

Về sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu bạn có thể tham khảo bài viết Cách chăm sóc da mặt nhờn hiệu quả số 1 hiện nay 

3.2 Lưu ý khi chăm sóc da mụn cho bà bầu

Bạn nên hạn chế trang điểm khi da mặt quá nhạy cảm và dễ lên mụn. Nếu bắt buộc phải trang điểm, hãy sử dụng lớp makeup nhẹ nhàng và tẩy trang sạch càng sớm càng tốt.

Điều quan trọng giúp bạn có làn da khỏe mạnh và sức khỏe tốt cho cả thai nhi là bổ sung dinh dưỡng. Bổ sung các khoáng chất, chất đạm, protein, vitamin… Bổ sung vitamin B2 sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bã nhờn. Ăn nhiều loại hạt, rau xanh, hoa quả, thịt nạc… Tránh đồ ngọt vì chúng có thể gây mụn. Thay đường bằng mật ong. Tránh các loại thực phẩm chiên, nướng vì chúng chứa rất nhiều chất béo bão hòa dễ gây mụn.

Các thực phẩm có lợi
Các thực phẩm có lợi

Ngoài ra bạn có thể chăm sóc da bằng nguyên liệu thiên nhiên. Những thành phần từ thiên nhiên rất lành tính và an toàn cho da, chúng lại dễ tìm và không mất quá nhiều chi phí.

3.3 Những phương pháp trị mụn trứng cá an toàn cho bà bầu

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu.
Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu.

Mụn trứng cá không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và có thể cải thiện khi hormone trở lại bình thường. Vì vậy chúng ta có thể quyết định điều trị mụn trứng cá tùy thuộc vào mức độ. Những phương pháp điều trị an toàn bằng cách sử dụng thuốc:

  • Tình trạng mụn nhẹ và trung bình có thể sử dụng thuốc có chứa kẽm sulfat, axit azelaic, erythromycin, clindamycin.
  • Loại thuốc chứa axit salicylic, thuốc bôi peroxide, axit glycolic, axit azelaic an toàn trong thai kì và có thể sử dụng mà không cần kê toa.

Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào không thuộc danh sách trên, cần hỏi ý kiến bác sĩ.

3.4 Các loại thuốc không nên dùng để điều trị khi mang thai.

Những loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi Những loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

  • Liệu pháp chống lại nội tiết tố: Một số loại thuốc ngăn chặn hormone hoặc ngăn sự hoạt động của androgen. Phụ nữ mang thai không được khuyến cáo sử dụng có thể gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Isotretinoin: một dạng của vitamin A. Không dùng loại thuốc chứa thành phần này vì nso gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi.
  • Tetracycline: thuốc kháng sinh đổi màu răng của thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.
  • Retinoids: cùng họ với Isotretinoin. Retinoids được bôi ngoài da và có khả năng hấp thụ 1 lượng khá thấp vào cơ thể. Tuy nhiên, thai phụ nên tránh sử dụng loại thuốc này, nếu sử dụng nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.

4. Kết luận

Trên đây là 2 tình trạng về da thường gặp khi mang bầu. Mụn có thể suy giảm và xuất hiện ít đi khi bạn sinh xong. Nhưng nám và tàn nhang khó tự mờ đi, vì vậy sau sinh một thời gian bạn có thể sử dụng các liệu pháp ánh sáng để điều trị nám và tàn nhang.

Chị em nên ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ điều độ để tránh tâm lý mặc cảm, căng thẳng về da mặt. Việc chăm sóc tốt cơ thể sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giảm mụn.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      Niceshop - Review Mỹ Phẩm - Thành Phần Mỹ Phẩm
      Logo